Thun niềng răng là khí cụ quan trong niềng răng mắc cài. Trong quá trình niềng, vì nhiều lý do mà nhiều người vô tình nuốt thun niềng răng khiến họ băn khoăn, lo lắng. Vậy việc nuốt thun niềng răng có sao không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Thun niềng răng là gì? Tác dụng của thun niềng răng
Có ba khí cụ quan trọng trong niềng răng mắc cài đó là: mắc cài, dây cung và thun niềng răng,… Khác với mắc cài và dây cung, thun niềng răng chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định, nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả niềng răng.
Thun niềng răng là loại thun được sử dụng trong nha khoa có độ đàn hồi rất cao, thường được mắc vào mắc cài kết nối giữa hàm trên và hàm dưới hoặc các răng trên cùng một hàng.
Thun niềng rất đa dạng về chủng loại và chất liệu, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bác sĩ sẽ sử dụng loại thun khác nhau. Các loại thun niềng phổ biến nhất là: thun liên hàm, thun chuỗi, thun đơn, thun tách kẽ và thun kéo.
Thun niềng răng được sử dụng với các trường hợp cần căn chỉnh khớp cắn, kéo răng khểnh, răng mọc chếch hẳn lên trên hoặc các răng không nằm trên cùng cung răng, đưa răng về đúng vị trí, tư thế chuẩn trên cung hàm.
Đặc biệt, với tình trạng răng bị hô nhiều, thun niềng răng sẽ được kéo từ mắc cài hàm trên xuống mắc cài hàm dưới. Việc này sẽ khiến răng hàm trên lùi lại phía sau, đồng thời đẩy răng hàm dưới ra phía trước tạo sự cân xứng giữa hai hàm.
Nuốt thun niềng răng có sao không?
Nuốt thun niềng răng là tình trạng khá phổ biến mà nhiều người vô tình gặp phải. Nếu một ngày bạn bỗng phát hiện thiếu mất một chiếc thun trong khoang miệng thì cũng đừng lo lắng. Do loại thun này được làm từ loại cao su tự nhiên cao cấp, bên ngoài được phủ thêm một lớp bột ngô nên hoàn toàn an toàn với sức khỏe người dùng.
Sau khi phát hiện mình nuốt phải thun niềng răng bạn cần bình tĩnh để kiểm tra tình trạng của các thun còn lại, đừng quên rửa sạch tay trước khi thực hiện nhé!
Thun niềng sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Bạn nên bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh để quá trình đào thải diễn ra nhanh hơn. Uống nhiều nước cũng rất có ích cho việc đưa thun niềng ra ngoài.
Cuối cùng, liên hệ với bác sĩ niềng răng để được kiểm tra, điều chỉnh lại mắc cài (nếu cần) tránh ảnh hưởng tới hiệu quả niềng.
Làm gì để tránh nuốt thun niềng răng?
Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng để tránh việc nuốt phải thun niềng thường xuyên bạn cần tránh mắc phải những sai lầm sau:
- Chải răng quá mạnh: các chất tẩy trong kem đánh răng kết hợp với lực chải quá mạnh dễ khiến dây mềm ra, dễ đứt và trôi vào bụng.
- Ăn những đồ quá cứng, quá dẻo: làm dây bật khỏi mắc cài.
- Kéo thun quá căng khiến thun mất đi độ đàn hồi dễ bị đứt.
- Há miệng quá to khi bắt đầu dùng thun niềng. Bạn nên tháo thun khi ăn và khi vệ sinh răng miệng.
- Tự ý dùng thun niềng răng: dễ kéo sai răng cần chỉnh, ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng.
Thêm nữa, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra thun niềng, thay thun hằng ngày để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe răng miệng.
Như vậy, nếu lỡ nuốt phải dây thun bạn cũng không cần lo lắng vì độ an toàn của dây thun niềng răng đã được kiểm chứng. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn an tâm hơn và có thêm nhiều kiến thức về niềng răng để hành trình niềng răng trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Để được tư vấn kỹ hơn về niềng răng, vui lòng liên hệ đến Nha khoa Thúy Đức qua số hotline 093 186 3366 hoặc 096 361 4566.
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page